Hiển thị các bài đăng có nhãn mon-ngon. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao xây nhà nuôi chim yến mà không có chim vào ở?

"Tại sao không có chim yến vào nhà ở?"
"Cần kiểm tra vấn đề nào khi không có chim vào nhà ở?"
Đây là những câu hỏi mà một số bạn đọc blog của tôi đã thắc mắc với tôi. Tôi phân chia nguyên nhân trong nhà yến không có chim vào ở thành 2 nhóm nguyên nhân.


- Nguyên nhân khách quan - do từ yếu tố bên ngoài nhà yến tác động đến (vấn đề 1 đến vấn vấn đề 3)

- Nguyên nhân chủ quan - do các yếu tố của chính ngôi nhà yến gây ra (vấn đề 4 đến vấn đề 9)


Sau đây là các vấn đề cần kiểm tra và cách xử lý:

1. Khu vực xung quanh nhà nuôi chim không có nhà nuôi chim nào và có rất ít sự xuất hiện của chim yến. Cần phải kiểm tra và đánh giá lại lượng chim của khu vực xung quanh nhà nuôi chim yến trong vòng bán kính 2km và 10km.

2. Thời gian thực hiện gọi chim không đúng vào mùa sinh sản của chim yến. Thông thường chúng ta chỉ có thể gọi những con chim non mới trưởng thành vào nhà nuôi chim yến của mình. Vì vậy khi gặp tình huống này, chúng ta không nên thất vọng vì không có chim yến vào nhà mình ở.

3. Thời gian thực hiện gọi chim khi thời tiết thay đổi thất thường (mưa nắng thất thường, gió thay đổi thất thường).
Cũng giống như trường hợp thứ 2. Khi gặp tình huống này chúng ta cũng không nên quá lo lắn và thất vọng, hãy chờ đợi đến thời gian trong năm thời tiết ổn định và thích hợp cho việc gọi chim.

4. Chim yến không đến và bay lượn xung quanh nhà nuôi yến. Cần xem xét thay đổi hệ thống âm thanh của loa phóng .

5. Chim yến có đến nhưng không bay vào cửa thu chim. Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài đặt tại cửa thu chim và xem xét lại thiết kế của của cửa thu chim.

6. Chim yến có bay vào cửa thu chim nhưng không bay lượn trong khu vực phòng bay dạo. Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài và xem xét lại thiết kế của phòng bay dạo.

7. Chim yến có ở phòng bay dạo nhưng không bay vào khu vực phòng làm tổ. Các vấn đề cần xem xét:

- Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

- Mùi của nhà chim: khử mùi (nếu nhà mới xây) và chất tạo mùi cho nhà chim

- Thiết kế cuả cửa ra vào phòng làm tổ (nếu nhà nuôi chim yến có ngăn phòng)

8. Chim yến có bay vào phòng làm tổ nhưng không ở lại qua đêm. Các vấn đề cần xem xét:

- Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

- Ánh sáng ở khu vực phòng làm tổ

- Mùi của nhà chim

- Hệ thống thanh làm tổ

9. Chim không làm tổ sau 3 tháng có chim vào ở. Các vấn đề cần xem xét:

- Ánh sáng ở khu vực phòng làm tổ

- Nhiệt độ bên trong nhà nuôi chim

- Độ ẩm bên trong nhà nuôi chim

- Địch họa của chim yến như kiến, gián, cú, dơi, chuột...

- Hệ thống thanh làm tổ

- Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

Cách phân biệt yến sào giả

Yến sào Giả - Thật

Các nhà khai thác Yến sào cho biết, trên thế giới có 3 loại chim Yến mà tổ có thể ăn được. Tổ Yến màu trắng được kết bằng nước bọt của chim Yến hàng. Tổ Yến màu đen gồm có 10% lông cơ thể và 90% còn lại là nước bọt của chim bố mẹ. Loại thứ 3 là tổ Yến rêu, rác lẫn nước bọt chim Yến cùng trộn lẫn và gắn kết với nhau. 
Ngoài ra, hiện ở Trung Quốc có một loại chim Yến có tên khoa học là “Yến hông trắng” tổ rất lớn, nhưng chứa đến 90% là tạp chất và chỉ có 10% là Yến sào. Tại các hang Yến ở tỉnh Vân Nam, người ta vẫn thường thu hoạch tổ loại chim Yến này. Cứ một tổ Yến họ thu được 10gr sợi bọt Yến sào.

Hiện nay người ta cũng chưa biết được giá trị thực của loại Yến này như thế nào, vì vậy rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua tổ Yến sào trên thị trường. Đối với Yến sào tổ nhỏ, loại tổ Yến có 100% thành phần nước bọt của chim Yến mẹ được phân loại theo kích thước, màu sắc, phẩm chất khác nhau và tất nhiên giá trị cũng khác nhau. Yến loại 1 gọi là “Yến quan”, nặng từ 8-15gr, giá thị trường khoảng 35-40 triệu đồng/1 kg; Tổ “Yến thiên” nặng từ 6-7 gr, giá cả tại thị trường Hồng Kông từ 30-35 triệu đồng/1 kg; Tổ “Yến bài” nặng từ 3-5 gr, giá từ 25-30 triệu đồng/1 kg; “Yến vụn” là các mảnh vỡ của tổ Yến lẫn tạp chất giá khoảng 10-15 triệu/kg. “Yến địa” là loại tổ Yến dính nhiều tạp chất và lẫn phân chim cũng có giá từ 8-10 triệu đồng/kg... còn có loại tổ Yến đã qua chế biến thành sợi và ép lại thành bánh nhỏ, có giá từ 15-20 triệu đồng/kg. Đặc biệt tổ Yến màu hồng, Yến huyết, chất dinh dưỡng cực lớn, do đó giá trị tại thị trường hiện nay từ 40-50 triệu đồng/kg.

Trên thị trường Yến hiện nay, giới thương gia mua bán “Yến sào” ở Việt Nam thường sử dụng cách phân loại truyền thống để mua bán thành một thói quen thông lệ. Theo đó, loại Yến sào có chất lượng cao gồm “Yến huyết”, “Yến hồng” và “Yến quan”. Tổ Yến xếp từ loại 2 trở xuống gồm “Yến thiên”, “Yến địa”... sẽ tương ứng giảm dần về mặt giá trị cũng như độ dinh dưỡng. Đối với loại “Yến vụn”, là Yến sào khi khai thác bị nát vỡ hoặc những chân tổ còn dính lại trên vách đá được tận thu lần 2. Tuy vậy, thực chất “Yến vụn” cũng là một loại Yến sào có chất lượng cao. Vì vậy những khách hàng ít tiền nên mua loại tổ Yến vụn để sử dụng vẫn bảo đảm độ dinh dưỡng cao.
Tuy vậy chất lượng ít bảo đảm nhất lại thuộc về loại tổ Yến đã qua sơ chế. Loại này về bản chất là do bị ngấm nước biển hoặc lẫn với phân chim. Để sử dụng được, người ta phải đem ngâm nước, lọc sạch tạp chất, sau đó sấy khô và đưa ra thị trường tiêu thụ. Tổ Yến đã sơ chế thường có màu sắc trắng ngà, đẹp mắt nhưng chất lượng đã bị suy giảm do quá trình xử lý. Hiện nay trên thị trường Bình Định, Khánh Hoà và một số nước vùng Đông Nam Á xuất hiện loại tổ Yến đã qua sơ chế có mùi khét của dầu ăn. Loại tổ Yến này không phải là đồ giả, nhưng chất lượng thì cần phải xem xét. Sau khi thu hoạch loại tổ Yến này, người ta ngâm chúng với nước cho rã ra thành sợi, sau đó trộn chung với dung dịch dầu ăn nhằm làm cho lông và tạp chất nổi lên bề mặt để lược bỏ, rồi thu lại sợi Yến nguyên chất. Sau khi rửa lại với nước sạch, người ta ép sợi Yến thành từng bánh nhỏ rồi mang bán trên thị trường.

Làm sao biết được thật giả?

Hiện nay trên thị trường vẫn có khá nhiều loại tổ Yến giả được “thiết kế” trông như thật. Khách hàng không có kinh nghiệm sử dụng mặt hàng thực phẩm cao cấp này rất dễ bị mua phải đồ dởm. Do vậy, để tránh “tiền mất tật mang” các chuyên gia đã có một số kinh nghiệm như sau: Cần quan sát kỹ tổ Yến thật bằng mắt một lần trong đời. Thông thường Yến sào vẫn được phép bán trong các siêu thị lớn, hoặc nhà hàng và cơ sở sản xuất, chế biến Yến sào ở miền Trung (Khánh Hoà - Bình Định).

Về màu sắc, loại tổ Yến thật thường có màu vàng da cam, màu đỏ, hoặc đỏ da cam. Tổ Yến giả thường có màu trắng, được làm bằng chất aga (rau câu) hoặc bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn). Về mùi vị, tổ Yến thật có mùi vị tanh, mùi ẩm mốc. Tổ Yến làm giả rất khó đạt được thứ mùi vị đặc trưng này, chúng thường có mùi lạ, hăng hắc hoặc mùi khác với Yến thật. Khách hàng khi mua yến cần thử bằng cách ngâm một ít Yến vào nước. Nếu tổ Yến làm giả thì các kết cấu bằng tinh bột, khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ Yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà rã ra thành từng sợi Yến nguyên vẹn.

Một cách khác nữa là cho tổ Yến vào dung dịch iốt, nếu là Yến giả sẽ chuyển sang màu xanh, do tinh bột tác dụng với iôt biến thành màu xanh. Đối với Yến huyết - Yến sào có màu đỏ, hoặc hồng, khi nhúng một ít vào nước trà (hoặc chè xanh) nếu gặp Yến giả nhuộm ôxit sắt thì chúng sẽ phản ứng hoá học và đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm trong nước, tổ Yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn tổ Yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100C nó vẫn còn nguyên màu sắc.

Nói tóm lại, hiện nay khi cần mua Yến sào, người tiêu dùng nên nhờ những chuyên gia hoặc người thông thạo về tổ Yến giúp đỡ, vì họ chỉ nhìn qua bằng mắt thường hoặc ngửi mùi vị là có thể xác định được Yến thật, Yến giả.

Có những bữa tiệc yến sào tiêu tốn tiền triệu nhưng nếu không biết rõ về sản phẩm này dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Chị Mai Hương (Q3.TP.HCM) kể lại: “Tôi từng mua yến sào ba lần ở một cửa hàng lớn, mỗi lần mua 200 gr về tẩm bổ cho bố mẹ già. Gần đây, một người bạn giới thiệu cửa hàng yến gần nhà thấy giá cũng tương đương tôi bèn tới mua thử. Khi sử dụng thấy có sự khác biệt, chén yến sau khi chưng thu được rất nhiều sợi yến. Với yến sào mua ở địa chỉ cũ, sau khi chưng đường phèn, một phần sợi yến ban đầu bị tan ra thành nước, số sợi yến còn lại không nhiều. Vì không biết cách phân biệt, mình không biết đó là hàng giả, hàng chất lượng kém. Chỉ khi tìm hiểu kỹ từ nhiều nguồn, thấy tổ yến sau khi được ngâm, chưng cất sẽ nở ra nhiều hơn chứ không tan đi, đó mới là yến sào thật 100%”.


Chị Minh Anh (Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng đã mua yến sào ở một số cửa hàng, nghe người mách quầy hàng ở chợ Bình Tây bán giá rẻ hơn đến 500 ngàn đồng, chị nhờ mua dùm. Sau khi chưng cất, sợi yến chỉ còn rất ít chứ không nở ra. Tìm hiểu thông tin về yến sào mới biết đó là yến giả được tẩm thêm các phụ gia. Tuy sản phẩm ăn vào chưa gây hại trước mắt nhưng người tiêu dùng bị thiệt thòi vì bỏ ra tiền triệu lại mua phải hàng giả.

Chiêu lừa của một số người bán yến sào là trộn lẫn yến thật (khoảng 40%) với những phụ gia như rau câu chân vịt, lòng trắng trứng gà, thêm chất tanh của cá và hải sản… Có nơi thêm nước đường để “ăn gian” cân nặng, hoặc dùng yến sào hàng chất lượng kém có nhiều tạp chất, đã bị biến màu đem đi tẩy trắng rồi bán với giá cao như yến sào loại tốt. Trên thị trường cũng tràn lan loại yến sào nhập khẩu từ Maylaysia, Thái Lan với chất dinh dưỡng kém hơn nhiều so với yến sào Việt Nam, có giá chỉ khoảng 2 triệu đồng/100 gram. Một số cửa hàng dùng chiêu lấy yến sào nhập giả danh là hàng Việt Nam để nâng giá bán kiếm lời, người tiêu dùng rất dễ bị mắc lừa.

Công dụng của yến sào



Yến sào thường được dùng để làm thức ăn rất bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn, khí huyết suy yếu, người nóng và bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh.






Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể con người, bảo vệ da, giúp da tăng tính đàn hồi, tươi nhuận và mịn màng hơn. Liều dùng khoảng 6 – 12g/ngày, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, nếu như cơ thể suy nhược thì có thể dùng hằng ngày, nếu chỉ bổ sung dinh dưỡng thì cách một ngày dùng một lần.


Yến sào thường đươc sử dụng để làm thuốc trong các trường hợp sau: Người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, người cao tuổi già yếu, có các triệu chứng như là ăn uống kém, mất ngủ, người không có sức, tiếng nói nhỏ yếu, nói không ra tiếng, đi lại không được vững vàng, đau lưng mỏi gối thì dùng yến sào 6 – 10g, nhân sâm từ 6 – 8g, đương quy từ 8 – 10g, câu kỷ tử từ 6 – 8g, hoài sơn từ 8 – 10g, hạt sen từ 10 – 12g và táo tàu 5 quả. Tất cả cho vào thố đất để tiềm cho thật chín mềm. Chia ra 2 – 3 lần để uống trong một ngày.

Người suy nhược, thiếu máu, hay ho khan, ăn ngủ kém, ngứa cổ, dễ bị cảm mạo thời khí thì dùng yến sào 6 – 10g đã làm sạch, nấu cháo với gạo tẻ 50g, thịt bò hoặc thịt gà 100g để ăn vào lúc đang đói bụng. Có thể thêm hạt sen, táo tàu vào để nấu. Có thể nấu yến sào với bồ câu (hoặc gà giò, gà ác, chim cút) bằng cách làm thật sạch bồ câu, hầm chín mềm rồi cho yến sào 6 – 10g vào cùng với gia vị nêm sao cho vừa ăn, để ăn vào lúc đói bụng.


Chè yến sào cùng hạt sen: Ngâm hạt sen 100g với nước ấm trong khoảng 2 giờ. Nấu hạt sen với 1 lít nước đến khi chín mềm thì cho yến sào từ 6 – 10g vào cùng với lượng đường vừa đủ để nấu chè. Dùng ăn nóng vào lúc đang đói bụng hoặc trước khi đi ngủ.

Cần chú ý, những người đang bị cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do bị lạnh, đầy bụng, ho nhiều đàm loãng, trong, thì không nên dùng yến sào. Những người đang bị bệnh viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp hay viêm nhiễm đường tiết niệu… nói chung là bệnh viêm nhiễm cấp tính, có sốt, thực nhiệt thì đều không được dùng yến sào.


Những người gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tỳ vị còn quá yếu, không thể hấp thụ các thực phẩm (hoặc là dược liệu) có quá nhiều các chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm (Đông y gọi là hư bất thụ bổ) thì không nên dùng yến sào. Những người có tình trạng dương khí suy yếu với các triệu chứng như người lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều lần, nước tiểu trong cũng không nên dùng yến sào.